Latest From My Blog

Bản tin onchain Tuần 44, 2022 Bitcoin tiếp tục dò đáy. Analytics & Research

Giá Bitcoin đã tăng trở lại trên mức tâm lý quan trọng $20,000 trong tuần này sau nhiều tháng biến động cực kỳ thấp. Trong ấn bản này, chúng tôi phân tích cách Bitcoin có thể tạo ra một sàn thị trường gấu gần với hình mẫu tiêu chuẩn và những rủi ro có thể xảy ra trong thời gian tới.




Bitcoin đã tăng trở lại trên mức $20,000 trong tuần này, dao động giữa mức thấp nhất là $19,215 và cao nhất là $20,961. Sau một thời gian dao động trong phạm vi giá ngày càng hẹp dần kể từ đầu tháng 9, đây là đợt phục hồi đầu tiên trong nhiều tháng.

Trong ấn bản tuần này, chúng tôi sẽ đánh giá một bộ số liệu thể hiện một kịch bản tương đối nhất quán cho sự kiện tạo đáy BTC của thị trường, với sự tương đồng điển hình so chu kỳ trước. Tại giai đoạn này, thị trường gấu 2022 đã gây ra tổn thất tài chính nghiêm trọng cho cả những nhà đầu tư đã đầu hàng lẫn những người đã vượt qua cơn bão. Phần cuối cùng còn lại của câu đố dường như là yếu tố thời gian và sự thờ ơ của nhà đầu tư.




Bitcoin Tiếp Tục Dò Đáy

Trong báo cáo WoC 41 trước đây chúng tôi đã mô tả các điều kiện thị trường của giai đoạn Dò đáy, đặc biệt là sau giai đoạn đầu hàng khi BTC rớt xuống dưới mức giá sàn của thị trường gấu (được thể hiện bằng các đường đứt nét). Trong lịch sử, giai đoạn này 🟪 đã chứng kiến giá BTC dao động giữa hai mô hình theo dõi giá sàn nổi tiếng bao gồm:

  • Realized Price 🟠: có thể được coi là giá mua lại trung bình trên mỗi BTC cho thị trường rộng hơn. Khi giá giao ngay thấp hơn giá thực tế, thị trường tổng hợp có thể được coi là lỗ trên danh nghĩa.
  • Mayer Multiple Lower Band (0.6 * 200 DMA) 🟢: là tỷ lệ giữa giá và đường SMA 200, một mô hình được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính truyền thống. Số liệu này giúp đánh giá các điều kiện quá mua và quá bán, với các điều kiện quá bán theo chu kỳ trước đây trùng khớp với giá trị Mayer Multiple thấp hơn 0.6.

Đáng chú ý là mô hình này đã lặp lại trong thị trường gấu hiện tại, với mức thấp nhất trong tháng 6 giao dịch dưới cả hai mô hình này trong 35 ngày. BTC hiện đang tiếp cận cạnh dưới của đường Realized Price ở mức $21,111, nơi mà sự bứt phá lên sẽ là một dấu hiệu đáng chú ý thể hiện sức mạnh thị trường.




Sau khi xác định các dấu hiệu ban đầu cho sự hình thành đáy điển hình, bước tiếp theo là xác định phạm vi biến động giá tiềm năng trong giai đoạn này của thị trường gấu.

Hai ứng cử viên lý tưởng để ước lượng vùng giá đáy là Realized Price (Dải trên ~ $ 21,100) 🟠 đã đề cập ở trên và Balanced Price (Dải dưới ~ $16,500) 🔵. Giá cân bằng thể hiện sự khác biệt giữa Realized Price và Transferred Price. Một dạng của mô hình “Fair Value” ghi lại sự khác biệt giữa những coin đã được mua (giá gốc) và những coin đã được chi tiêu (được chuyển giao).

Giá đã giao dịch trong phạm vi này khoảng 3 tháng, so với các chu kỳ trước đó kéo dài từ 5.5 tháng đến 10 tháng. Điều này cho thấy trong chu kỳ hiện tại thời gian có thể là yếu tố còn thiếu.




Các Đồng coin Đổi chủ

Như đã nêu rõ trong bản tin tháng 7 (WoC 28), trong suốt giai đoạn Dò đáy lợi nhuận của nhà đầu tư giảm dần dẫn đến việc phân phối lại BTC, khi những đầu tư đã bỏ cuộc vì thua lỗ tột độ. Có thể phân tích sự đổi chủ liên tục của BTC bằng cách theo dõi chỉ báo UTXO Realized Price Distribution (URPD), minh họa việc phân phối nguồn cung dựa trên giá mua lại.

Tầm quan trọng của việc phân phối lại BTC có thể được làm nổi bật bằng cách theo dõi sự thay đổi về khối lượng BTC với giá mua lại trong hai mô hình định giá được nhắc đến ở trên. Hai biểu đồ sau đây so sánh URPD ngày vào và ngày ra trong thị trường gấu 2018-2019:

  • URPD kể từ ngày 19 tháng 11 năm 2018 khi giá lần đầu tiên phá vỡ dưới Giá thực tế.
  • URPD kể từ ngày 2 tháng 4 năm 2019 khi giá vượt qua Giá thực tế.

Trong giai đoạn Dò đáy 2018-2019, khoảng 22.7% tổng nguồn cung (30.36% - 7.65%) được phân phối lại khi giá giao ngay được giao dịch trong phạm vi nói trên.






Thực hiện phân tích tương tự vào năm 2022, chúng ta có thể thấy rằng khoảng 14% nguồn cung đã được phân phối lại kể từ khi giá giảm xuống dưới Giá thực tế vào tháng 7, với tổng số 20.1% nguồn cung hiện đã được mua trong phạm vi giá này.

So với cuối chu kỳ 2018-2019, cả mức độ phân phối lại BTC và mức độ tập trung nguồn cung cuối cùng tại vùng đáy đều thấp hơn trong chu kỳ 2022. Điều này bổ sung thêm bằng chứng cho nhận định rằng BTC có thể sẽ tiếp tục tích luỹ trong một thời gian nữa để thiết lập vùng giá đáy của chu kỳ này.

Tuy nhiên, hành động phân phối lại cho đến hiện tại là rất quan trọng và nó chắc chắn cho thấy các Hodler kiên định đang tích cực tích luỹ trong phạm vi này.






Tìm kiếm Ánh sáng

Với nhiều yếu tố dài hạn của đáy chu kỳ đang diễn ra, bước tiếp theo là giới thiệu một loạt các chỉ báo hữu ích để vạch ra một sự chuyển đổi tiềm năng trở lại thị trường bò. Chỉ báo The Percent of Supply in Profit có thể được sử dụng để thiết lập ba trạng thái riêng biệt của mỗi chu kỳ thị trường:

  • Phấn khích (Lợi nhuận-Thống trị) 🟩: Khi một xu hướng tăng giá theo hình parabol diễn ra trong thị trường bò, chỉ số Percent of Supply in Profit vượt quá 80%.
  • Dò đáy (Thua lỗ-Thống trị) 🟥: Vào giai đoạn thoái trào của thị trường gấu, khi thời gian giảm giá kéo dài dẫn đến sự chiếm ưu thế của tỷ lệ nguồn cung đang trong trạng thái thua lỗ (Chỉ số Percent Supply in Profit <55%)
  • Giai đoạn Chuyển tiếp (Lãi-Lỗ Cân bằng) 🟧: Các giai đoạn chuyển đổi giữa hai trạng thái trên, trong đó chỉ số Percent Supply in Profit nằm trong khoảng từ 55% đến 80%.

Hiện tại, chỉ số Percent of Supply in Profit là 56%, cho thấy sự phục hồi giá trên $20,000 gần đây đang ở mức thấp của giai đoạn chuyển tiếp, báo hiệu rằng sự phân phối lại đáng kể đã xảy ra từ dưới $20,000 cho đến nay.




Chúng tôi cũng có thể đánh giá mức độ căng thẳng tài chính tiềm ẩn của những Người nắm giữ dài hạn (LTH) và phản ứng tương ứng của họ.

Trong những giai đoạn cuối của thị trường gấu, có một mô hình giống nhau qua tất cả các chu kỳ là sự đầu hàng của một tập hợp con thuộc nhóm LTH 🟥. Những sự đầu hàng này được xác định theo các giai đoạn khi giá mua vào của tất cả LTH 🔵 cao hơn giá thực tế của toàn thị trường 🟠. Điều này có nghĩa là LTH trung bình, những người đã vượt qua được sự biến động của cả chu kỳ, đã hoạt động kém hiệu quả trên thị trường rộng lớn hơn.

Tình trạng căng thẳng tài chính nghiêm trọng này đã kéo dài 3.5 tháng, ngắn hơn so với những khoảng thời gian tương tự trong các thị trường gấu trước đây. Tuy nhiên, lưu ý rằng tình trạng này thường diễn ra cho đến khi bước vào giai đoạn chuyển tiếp của thị trường tăng giá.




Xác nhận sự căng thẳng đang diễn ra đối với các nhà đầu tư dài hạn, chúng tôi có thể xác định một la bàn đơn giản nhưng hiệu quả để phát hiện các dấu hiệu sớm về việc có nhu cầu mua mới tham gia thị trường hay không 🟩.

Khi dòng vốn của các nhà đầu tư mới (Người nắm giữ ngắn hạn) bắt đầu vượt quá áp lực bán, lợi nhuận tổng hợp do thị trường nắm giữ sẽ vượt quá lợi nhuận của nhóm Người nắm giữ dài hạn.

Điều thú vị là chúng tôi vẫn chưa quan sát thấy sự thay đổi này trong khả năng sinh lời, với chỉ số Percent of LTH Supply in Profit 🔴 hiện là 60%. Xem xét chỉ số tổng Percent Supply in Profit 🔵 hiện tại là 56%, để mô hình này xác nhận sự phục hồi 🟩 giá giao ngay cần phải lấy lại mức $21,700.




Chấp nhận Thua lỗ

Tính đến hiện tại chúng tôi đánh giá thị trường từ góc độ Hodler (lãi/lỗ trên danh nghĩa). Sự thay đổi động lượng nói trên cũng có thể được xem xét từ quan điểm của các nhà đầu tư tích cực (lãi/lỗ thực tế).

Để đạt được mục tiêu này, chúng tôi sử dụng chỉ báo Realized Profit/Loss Ratio đo tỷ lệ giữa khối lượng BTC di chuyển có lợi nhuận với BTC được chuyển nhượng với giá thua lỗ. Theo dõi mức trung bình hàng quý của chỉ báo này cho phép các nhà phân tích đánh giá mức độ thống trị vĩ mô của lượng BTC có lời đang di chuyển.

  • Profit Dominant Regime > 1 🟩: Ở giai đoạn đầu của thị trường giá giảm và trong suốt chu kỳ tăng giá, nhu cầu mua đủ mạnh để hấp thụ áp lực bán và lợi nhuận vượt quá thua lỗ với biên độ rộng.
  • Loss Dominant Regime < 1 🟥: Trong giai đoạn mở rộng của thị trường giá giảm, khi cung vượt cầu. Đỉnh điểm là sự kiện đầu hàng trên quy mô lớn, hoạt động như một tác nhân để thu hút dòng tiền thông minh trở lại thị trường.

Khoảng thời gian khi chỉ báo giảm xuống dưới mức 1.0 và lấy lại mức 1.0 thường là giai đoạn tâm lý chán nản đạt mức cao nhất và nhu cầu thanh khoản ở mức thấp nhất 🔵.

Chỉ số 90D-SMA của Realized Profit/Loss Ratio thường sụp đổ và duy trì ở mức dưới 1.0 ở giữa chu kỳ gấu và trước sự kiện đầu hàng cuối cùng, cung cấp một tín hiệu cảnh báo sớm. Hơn nữa, chỉ báo này trong lịch sử đã ghi nhận một sự giao cắt mạnh mẽ trên mức 1.0 trong giai đoạn đầu của thị trường bò.

Ở trạng thái hiện tại, chỉ báo này đang ở mức 0.57, cho thấy sự thống trị của các BTC đang bị thua lỗ. Do đó, làn sóng vốn mới đổ vào thị trường và chốt lời vẫn chưa thể làm lu mờ hoàn toàn mức độ của việc người bán chốt lỗ.




Trong phần cuối này, chúng tôi phân tích quy mô của hoạt động chốt lỗ. Để tính toán vốn hóa thị trường đang tăng lên mỗi chu kỳ, chúng tôi chuẩn hóa Realized Loss theo vốn hóa thị trường để tạo ra chỉ báo Relative Realized Loss. Tiếp theo, chúng tôi xây dựng một chỉ báo bằng cách sử dụng số liệu tổng Relative Realized Loss hàng năm 🔵 và hàng tháng 🔴 để xác định sự thay đổi trong động lượng và các sự kiện đầu hàng quy mô lớn.

Trong ba thị trường gấu gần đây nhất, giá trị hàng tháng đã đột ngột đạt đỉnh cao hơn hàng năm trong hai giai đoạn thua lỗ riêng biệt.

  • Post-ATH Wave (A): Ở giai đoạn đầu của thị trường gấu, khi thị trường dư thừa nguồn cung trải qua làn sóng chốt lỗ lớn đầu tiên của giai đoạn bán tháo sau khi đạt ATH.
  • Bottom Discovery Wave (B): Các thị trường gấu giai đoạn cuối thường lên đến đỉnh điểm với một sự kiện đầu hàng lớn, nơi làn sóng thua lỗ đáng kể xảy ra và tâm lý tiêu cực đạt đỉnh điểm. Làn sóng này ngày càng mạnh hơn theo thời gian khi BTC thiết lập mức giá sàn thị trường, cho đến khi người bán cuối cùng chạm mức kiệt quệ.

Xem xét lại các trường hợp lịch sử của mô hình này, rõ ràng là cả hai làn sóng thua lỗ A/B đều đã xảy ra trên quy mô lớn. Sóng B thứ hai thường có cường độ cao hơn nhiều và thường được theo sau bởi một xu hướng giảm dần đáng chú ý trong dữ liệu hàng năm 🔵. Đây là kết quả của sự kiện thị trường chán nản cực điểm và người bán kiệt sức.

Đây là những dấu hiệu mang tính xây dựng cho thấy thị trường đang gánh chịu nỗi đau tài chính gây ra cho các nhà đầu tư còn lại theo cả yếu tố thời gian và giá cả. Tuy nhiên, điều kiện cuối cùng trước khi chuyển đổi một cách thuyết phục sang thị trường tăng giá là một sự sụt giảm đáng kể ↘️ trong xu hướng tích lũy hàng năm.





Tóm tắt và Kết luận

Trong ấn bản này, chúng tôi đã tận dụng nhiều mô hình theo dõi giá sàn và chứng minh rằng thị trường dường như đang là một ví dụ gần hình mẫu tiêu chuẩn của giai đoạn Dò đáy. Giá cân bằng ($16,500) và Giá thực tế ($21,100) một lần nữa giúp thiết lập các vùng giá trong khi thị trường tạo ra một vùng giá sàn.

Nguồn cung đã được đổi chủ và được định giá lại cho đến nay là đáng kể, mặc dù có mức độ nhỏ hơn so với giai đoạn 2018-2019. Qua một số chỉ số chúng tôi cũng chứng minh rằng vùng giá sàn 2022 đang thiếu yếu tố thời gian và có lẽ cần thêm một giai đoạn phân phối lại để kiểm tra quyết tâm của nhà đầu tư.

Quan sát các thông số lãi/lỗ trên danh nghĩa và lãi/lỗ thực cho thấy một sự cân bằng mong manh nhưng mang tính xây dựng giữa cung và cầu đang tồn tại trên thị trường. Tuy nhiên thị trường vẫn chưa chứng kiến một lượng cầu thuyết phục mới. Quá trình chuyển đổi từ gấu sang bò có vẻ vẫn chưa hình thành nhưng dường như đã có những hạt giống được gieo vào lòng đất.


 Nguồn: AlphaCapitalFund

[Tết 2014] Những điều chưa biết về Tết Nguyên Đán

Tết là một ngày lễ đã quá quen thuộc đối với mọi người dân Việt Nam, thế nhưng có một số điều mà chưa hẳn ai cũng hiểu hết đâu nhé.
1. Tên gọi và thời điểm Tết Nguyên Đán
Tết cổ truyền của Việt Nam còn được biết đến với tên gọi là Tết Nguyên Đán. Tết là một cách gọi chại âm của từ “tiết” trong tiếng Trung, Nguyên nghĩa là “bắt đầu”, và Đán ý nói là “buổi sáng”.

Thời điểm được chọn làm Tết Nguyên Đán cũng thay đổi theo nhiều thời đại vua của Trung Quốc do quan niệm về ngày giờ “tạo thiên lập địa” khác nhau, từ tháng 11, 12 và cuối cùng là tháng 1.
2. Mua muối đầu năm cầu may

Phong tục này phổ biến ở các tỉnh miền Bắc, bởi mọi người cho rằng muối có vị mặn, sẽ làmcho tình cảm giữa các thành viên trong gia đình thêm mặn mà hơn. Ngoài ra, đây cũng là cách để cha mẹ nhắc nhở con cái nên học cách tiết kiệm “ăn dè, ăn nhịn” để tích góp. Khi mua muối sẽ thưỡng mua một bát đầy chứ không gạt ngang miệng muối.

3. Sự tích lì xì
Có câu chuyện cổ kể rằng ngày xưa ở Trung Quốc có một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm Giao thừa, thích xoa đầu trẻ con và khiến đứa trẻ đau đầu, sốt cao, làm các bậc cha mẹ không dám ngủ để canh phòng. Có cặp vợ chồng lớn tuổi mới sinh được mụn con trai. Tết năm ấy, có 8 vị tiên dạo qua nhà, biết trước cậu bé này sẽ gặp tai họa với yêu quái liền hóa thành 8 đồng tiền đồng, ngày đêm túc trực bên bé. Sau khi cậu bé ngủ say, hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói những đồng tiền này lại, đặt lên gối con rồi đi ngủ. Nửa đêm, con yêu quái xuất hiện, vừa giơ tay định xoa đầu đứa trẻ thì từ bên chiếc gối loé lên những tia vàng sáng rực khiến nó kinh hoàng bỏ chạy.

Tục lệ lì xì từ đó ra đời như một cách để đem lại may mắn cho trẻ nhỏ.
4. Miền Bắc chưng hoa đào, tại sao?
Tương truyền trong dân gian, trên vùng núi cao phía bắc mọc lên một cây hoa đào từ xa xưa. Cây đào này là nơi ở của 2 vị thần vô cùng tài giỏi. Mỗi khi ma quỷ quấy phá, 2 vị thần này luôn bảo vệ dân làng. Do đó, mỗi khi thấy cây đào, ma quỷ đều hoảng sợ bỏ chạy. Nhưng hàng năm cứ gần đến Tết, 2 vị thần này lại về trời gặp Ngọc Hoàng. Lo sợ lũ quỷ sẽ tìm đến quấy phá, dân làng lên rừng chặt những cành đào về chưng trong nhà vào Tết để phòng ma quỷ.

Ngoài ra, miền Bắc tin rằng màu đỏ của hoa đào sẽ đem lại may mắn cho cả năm.
5. Ngày Tết không quét nhà
Người Việt xem việc quét nhà vào ngày đầu năm là một việc cấm kị, bởi điều này có nghĩa là mình đang tự đuổi ông Thần Tài ra khỏi nhà. Ngoài ra, cũng có tục không cho lửa hay nước vào đầu năm vì lửa và nước tượng trưng cho sự tài lộc và thịnh vượng của cả gia đình.

6. Tết kéo dài 7 ngày
Ngày nay, số ngày nghỉ Tết tùy thuộc vào từng nơi và theo quy định của Nhà Nước. Tuy nhiên, thực tế trước đây Tết gồm 7 ngày. Theo truyền thuyết từ Trung Quốc, từ lúc khai thiên lập địa ngày đầu tiên có loài Gà, ngày thứ Chó xuất hiện, ngày thứ ba tạo ra Lợn, ngày thứ tư Dê đến, Trâu được sinh ra vào ngày thứ 5, ngày thứ sáuxuất hiện Ngựa và con Người có mặt vào ngày thứ bảy, đến ngày thứ tám thì có các loại ngũ cốc. Và đó là lí do Tết từ thời cổ đại kéo dài 7 ngày, và đến ngày thứ 8 thì mọi người quay lại với công việc cấy cầy.

7. Sao lại là “ăn Tết”?
Đối với mọi người, Tết là một ngày lễ đặc biệt vì đó là khi gia đình quây quần bên nhau, công việc được gác qua một bên. Cả năm trời có thể “ăn chắt mặc chiu”, nhưng đến Tết ai ai cũng xem trọng việc ăn ngon. Quan điểm ngày Tết phải ăn những món ngon nhất, mặc đồ đẹp nhất đã tạo nên khái niệm “ăn Tết”.

8. Cúng giao thừa trước nhà
Thời khắc giao thừa cũng chính là khi vị thần cai quan năm cũ bàn giao lại nhiệm vụ cho vị thần mới, vì vậy các gia đình thường bày biện mâm cỗ cúng để tỏ lòng biết ơn đối vì thần ấy đã đem lại no ấm cho mọi nhà, và cũng để chào đón vị thần mới. Tuy nhiên, do thời gian bàn giao không nhiều nên mâm cỗ thường được bày biện trước nhà để các vị thần có thể chứng giám lòng thành.

Các bạn còn biết thêm những điều thú vị nào khác về Tết không nào? Hãy cùng chia sẻ với sắc đẹp thế giới nhé.

Tết âm lịch 2015 dự kiến sẽ được nghỉ 9 ngày

Công chức, viên chức có thể được nghỉ Tết từ ngày 15/2/2015 đến hết 23/2/2015. Tổng số ngày nghỉ là 9 ngày nghỉ liên tục với 4 ngày cuối năm Giáp Ngọ và 5 ngày đầu năm Ất Mùi.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo tờ trình Chính phủ về việc nghỉ Tết Âm lịch và hoán đổi ngày nghỉ hằng tuần vào dịp nghỉ lễ năm 2015 đối với cán bộ, công chức, viên chức.
(Ảnh minh họa)
Tết âm lịch 2015 dự kiến nghỉ 9 ngày
Tại dự thảo tờ trình Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, trong năm 2015, dịp nghỉ Tết dương lịch, Ngày Giỗ tổ Hùng Vương, Ngày Chiến thắng 30/4, Ngày Quốc tế lao động 1/5 có tình huống 1 ngày làm việc xen kẽ giữa các ngày nghỉ.
Đồng thời, đối với Tết Âm lịch, Điều 115 Bộ luật lao động 2012 quy định nghỉ 5 ngày, Điều 8 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động quy định: thời gian nghỉ Tết âm lịch do người sử dụng lao động lựa chọn một ngày cuối năm và 4 ngày đầu năm hoặc 2 ngày cuối năm và 3 ngày đầu năm.
Do đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương án nghỉ Tết âm lịch và hoán đổi ngày nghỉ hằng tuần vào các dịp nghỉ lễ năm 2015 đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.
Cụ thể, dịp nghỉ Tết dương lịch, công chức, viên chức đi làm thứ Bảy (27/12/2014) để nghỉ thứ Sáu (2/1/2015). Như vậy, dịp nghỉ Tết dương lịch, công chức, viên chức sẽ nghỉ liền từ ngày 1/1 đến hết ngày 4/1/2015. Tống số ngày nghỉ của dịp này là 4 ngày nghỉ liên tục.
Dịp nghỉ Tết âm lịch, công chức, viên chức nghỉ Tết từ thứ Ba (17/2) đến hết thứ Bảy (21/2/2015), tức là từ ngày 29 tháng chạp năm Giáp Ngọ đến hết ngày mùng 3 tháng giêng năm Ất Mùi và nghỉ bù vào thứ Hai (23/2/2015),  do ngày nghỉ hằng tuần thứ Bảy trùng ngày mùng 3 Tết.
(Ảnh minh họa)
Về hoán đổi ngày nghỉ hằng tuần dịp nghỉ Tết âm lịch, công chức, viên chức đi làm thứ Bảy (14/02/2015) để nghỉ thứ Hai (16/02/2015).
Xem thêm

[Tết 2014] Tết Nguyên Đán: Hà Nội và Sài Gòn có gì khác biệt?

Tết Nguyên Đán là tết cổ truyền của cả dân tộc. Thế nhưng phong tục đón Tết của người dân hai đầu đất nước lại có rất nhiều điểm khác nhau.

Như vậy, dịp nghỉ Tết âm lịch, công chức, viên chức sẽ nghỉ liền từ ngày 15/02/2015 đến hết ngày 23/02/2015 (tức là từ 27 tháng chạp năm Giáp Ngọ đến hết mùng 5 tháng giêng năm Ất Mùi). Tổng số ngày nghỉ của dịp này là 9 ngày nghỉ liên tục với 4 ngày cuối năm Giáp Ngọ và 5 ngày đầu năm Ất Mùi.
Dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, ngày Chiến thắng 30/4, ngày Quốc tế lao động 1/5: Công chức, viên chức đi làm thứ Bảy (25/4/2015) để nghỉ thứ Hai (27/4/2015); đi làm thứ Bảy (9/5/2015) để nghỉ thứ Tư (29/4/2015). Như vậy, dịp nghỉ lễ này, công chức, viên chức sẽ nghỉ liền từ ngày 26/4/2015 đến hết ngày 3/5/2015. Tổng số ngày nghỉ của dịp này là 8 ngày nghỉ liên tục.
Các cơ quan, tổ chức không thực hiện lịch nghỉ cố định 2 ngày thứ Bảy, Chủ nhật hằng tuần thì căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.
Lợi ích thiết thực khi hoán đổi ngày nghỉ
Tại văn bản xin ý kiến các cơ quan liên quan, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, từ năm 2010 đến nay, Thủ tướng đã đồng ý về việc hoán đổi ngày nghỉ hằng tuần vào một số dịp nghỉ lễ, tết khi có tình huống nghỉ ngắt quãng.
Việc hoán đổi này đã đem lại các lợi ích thiết thực như hoạt động của các cơ quan đơn vị được liên tục, không ngắt quãng, người lao động được nghỉ liền nhiều ngày đế chủ động sắp xếp, giải quyết công việc riêng của cá nhân.
Quá trình thực hiện đã đảm bảo được số ngày làm việc của công chức, viên chức không thay đổi. Đồng thời, việc hoán đổi đã tránh được 1 ngày làm việc xen kẽ giữa các ngày nghỉ.
Đối tượng áp dụng hoán đổi là công chức, viên chức của các đơn vị có lịch nghỉ hằng tuần là 2 ngày thứ Bảy, Chủ nhật, không phải áp dụng với doanh nghiệp và người dân nói chung. Với công chức, viên chức có lịch làm việc bình thường là cả thứ Bảy thì không áp dụng hoán đối, có nghĩa là việc giải quyết thủ tục hành chính theo Quyết định của Thủ tướng về việc tổ chức làm việc vào ngày thứ Bảy hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính vẫn được đảm bảo.
Việc hoán đổi ngày nghỉ cũng được thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, do đó người dân có thể sắp xếp thời gian hợp lý để liên hệ công việc.
Tuy nhiên, Bộ này cũng cho biết, qua quá trình thực hiện đã nhận được một số ý kiến cho rằng, việc nghỉ lễ kéo dài liên tục nhiều ngày cũng có ảnh hưởng nhất định đến doanh nghiệp và người dân khi có công việc hành chính cần liên hệ với cơ quan Nhà nước.
Xem thêm

[Tết 2014] Những điều chưa biết về Tết Nguyên Đán

Ngày tết tuy rất quen thuộc nhưng vẫn còn nhiều điều thú vị mà ta chưa biết đó nha.

[Tết 2014] Tết Nguyên Đán: Hà Nội và Sài Gòn có gì khác biệt?

Tết Nguyên Đán đã cận kề. Những đứa con mọi miền đang tất bật chuẩn bị từng chút cho khoảnh khắc chào đón năm mới theo lịch Âm. Vậy cách đón Tết ở hai đầu đất nước khác nhau thế nào? Hãy lấy Sài Gòn và Hà Nội, hai thành phố lớn nhất đại diện cho Bắc và Nam để tìm hiểu nhé!
Đến Tết là cả hai nơi tưng bừng hội xuân, chợ hoa ngày Tết. Hà Nội rực hồng ấm áp giữa thời tiết lạnh giá với hoa đào, trong khi đó Sài Gònchói chang với sắc vàng hoa mai.
Hoa Mai rực rỡ sắc vàng cùng nắng ấm Sài Gòn
Sắc hồng hoa đào giữa tiết lạnh Hà Nội

Cả hai loài hoa tuy khác biệt về màu sắc nhưng đều được xem là biểu tượng cho năm mới. Đặt một cành đào hay chậu mai trong nhà, gia chủ mong muốn một năm mới an lành, thịnh vượng và may mắn hơn.
Cũng như hoa mai hoa đào, do điều kiện hai miền khác nhau nên mâm ngũ quả của người Sài Gòn và Hà Nội cũng khác nhau. Người Hà Nộibày mâm ngũ quả có chuối, bưởi, đào, hồng, quýt hoặc chuối, ớt, bưởi, quất, lê; có thể thay thế bằng cam, táo, lê và lê-ki-ma (hay còn gọi là quả trứng gà). Người Hà Nội không mấy khắt khe về mâm ngũ quả và hầu hết các loại quả đều có thể bày được, miễn là nhiều màu đẹp mắt. Trái lại, ở Sài Gòn, mâm ngũ quả bao gồm mãng cầu xiêm, dừa, đu đủ, xoài và sung, với ngụ ý “cầu sung (túc) vừa đủ xài”. Đôi khi họ dùng thêm trái thơm (miền bắc gọi là dứa) hoặc một cặp dưa để riêng bên cạnh. Người Sài Gòn khá kĩ càng trong việc chọn, họ tránh những loại quả khi đọc lên mang ý nghĩa xấu. Ví dụ như chuối, họ đọc lên là “chúi”, ngụ ý thất bại; còn cam quít thì gợi câu thành ngữ “quýt làm cam chịu” không mấy may mắn của người Việt Nam.
Mâm ngũ quả đặc trưng của người Hà Nội
Những loại quả đậm chất Sài Gòn

Trước đêm Giao Thừa khoảng vài ngày, họ hàng trong một gia đình ởHà Nội sẽ quay quần lại, chuẩn bị nguyên liệu và bắt đầu gói bánh chưng, còn ở Sài Gòn ngoài bánh chưng còn có món bánh tét. Thật ấm cúng khi cả nhà ngồi bên nhau, múc từng thìa đậu, gắp từng miếng thịt mỡ, cùng nhau trò chuyện tâm sự và cười đùa. Người lớn làm những chiếc bánh vuông vức, gọn gàng. Lũ trẻ léo nhéo đòi gói thử và sản phẩm của các bé tuy vụng về nhưng nhỏ xinh hết sức đáng yêu.
Cả gia đình quây quần bên nhau gói bánh Chưng, kể cả các em nhỏ
Ở Hà Nội, các mẹ các bà muối dưa hành từ trước Tết cả tháng để trước đêm Giao Thừa được ăn bữa đầu tiên của năm có bánh chưng, thịt đông với dưa hành vừa đủ đậm đà. Trong khi đó dưa món và dưa giá là món gia vị ăn kèm đặc trưng của người Sài Gòn. Dưa món ăn chung với bánh tét, dưa giá ăn kèm thịt kho nước dừa là đúng vị.
Thịt đông dưa hành của người Hà Nội
Trong khi đó Sài Gòn đậm đà thịt kho dưa giá

Hà Nội thời tiết lạnh giá với bát canh bóng thập cẩm nóng hổi ngọt ngào. Sài Gòn khô hanh với bát khổ qua hầm “mát trong người”.
Canh khổ qua hầm ngọt mát Sài Gòn
Hà Nội thơm lừng canh bóng thập cẩm

Đêm Giao Thừa, các gia đình ở Sài Gòn thích cùng nhau ra ngoài ăn tối, dạo quanh trung tâm thành phố và gần đến nửa đêm thì đổ đến những điểm bắn pháo hoa để cùng nhau chiêm ngưỡng, tận hưởng khoảnh khắc và không khí năm mới tràn về. Trong khi đó ở Hà Nội, phần nhiều các gia đình muốn quây quần bên nhau ở nhà, làm lễ cúng bái rồi cùng chúc mừng năm mới nhau ngay khi loạt pháo đầu tiên nổ ra. Ông bà bố mẹ lì xì cho con cháu và cùng nhau làm chén nước chè ấm người, ăn mứt và cắn hạt bí, hạt dưa
Người người đổ ra đường xem pháo hoa đêm Giao Thừa ở Sài Gòn
Hộp mứt, bình chè nóng đậm chất Hà Nội

Mùng 1 đến mùng 3 tết, cả hai nơi Sài Gòn và Hà Nội, người ta đều dành thời gian để đi thăm thú họ hàng, chúc Tết người thân. Tuy nhiênở Hà Nội thời gian này có vẻ kéo dài hơn một chút, tầm mùng 5 trở đi mới là khoảng thời gian các bạn trẻ tụ tập đi chơi với nhau. Còn tại Sài Gòn, đến mùng 3 là đã tới thời điểm nhộn nhịp của giới trẻ. Cũng như vậy, không khí Tết Nguyên Đán ở Hà Nội kéo dài lâu hơn, tầm mùng 9 mùng 10 không khí Tết vẫn tràn ngập trong tâm hồn thủ đô. Còn người dân Sài Gòn tất bật và bận bịu hơn. Họ chuẩn bị tinh thần sau Tết đi làm và học tập trở lại sớm hơn người Hà Nội.
Phong tục đón Tết Nguyên Đán của mỗi nơi mỗi khác. Tuy nhiên không khí tưng bừng, nhộn nhịp và sự ấm cúng mà Tết đem lại cho con người là như nhau. Nơi nào cũng có đặc sắc riêng, nhưng quy chung đều sẽ hòa quyện vào nhau và tạo nên bản sắc dân tộc của đất nước con người Việt Nam mình!

Chuyên gia UFO tiết lộ ảnh "người ngoài hành tinh"

Một nhà nghiên cứu vật thể bay không xác định (UFO) khẳng định một cựu điệp viên Mỹ từng trao cho ông bức ảnh về xác sinh vật ngoài địa cầu vào năm 1947.
Sinh vật lạ trong bức ảnh mà Tom Carey công bố có đầu giống côn trùng và chiều cao khoảng 1,2 m. Ảnh: YouTube
Vào ngày 8/7/1947, quân đội Mỹ thông báo họ phát hiện một vật thể bay hình đĩa rơi xuống một nông trại gia súc gần thị trấn Roswell, bang New Mexico. Theo quân đội, vật thể bay có thể là một khí cầu do thám, mặc dù những người đầu tiên thấy vật thể - bao gồm hai vị tướng - nói rằng vật liệu tại hiện trường tới từ nơi nào đó bên ngoài địa cầu. Từ đó tới nay bản chất của sự việc vẫn là điều bí ẩn.
Tom Carey

Nhưng mới đây Tom Carey, một nhà nghiên cứu UFO tại Mỹ, tiết lộ rằng một cựu điệp viên Mỹ đã trao cho ông tấm phim của Kodak về sinh vật ngoài hành tinh chết trong vụ tai nạn bí ẩn. Ai đó đã chụp bức ảnh khi các chuyên gia pháp y khám nghiệm tử thi sinh vật lạ. Sau khi kiểm tra, hãng Kodak kết luận bức ảnh được chụp vào năm 1947, năm mà vụ tai nạn bí ẩn xảy ra gần thị trấn Roswell. Hiện tại Tom đang liên hệ với các sử gia của Kodak để khai thác thêm thông tin về bức ảnh, Mirror đưa tin.

"Đó là bức ảnh từ năm 1947. Sinh vật lạ có chiều cao khoảng 1,2 m. Đầu của nó rất giống đầu côn trùng. Người ta đã mổ đầu của nó để khám nghiệm'', Tom nói.
Tom tin rằng các chuyên gia đã ướp xác sinh vật lạ. Ít nhất việc đó đã xảy ra vào thời điểm bức ảnh được chụp.
Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra nghi ngờ bức ảnh. Nigel Watson, tác giả của một cuốn sách hướng dẫn điều tra UFO, nói rằng nếu quân đội Mỹ tìm thấy thi thể của sinh vật ngoài hành tinh, đó sẽ là sự kiện chấn động thế giới.
''Tôi không nghĩ rằng chính phủ Mỹ giấu giếm một sự kiện như thế trong suốt thập niên 50 và 60'', Nigel bình luận.

Cựu nhân viên NASA: "Tôi nhìn thấy người trên sao Hỏa"

Một phụ nữ tuyên bố là cựu nhân viên của Cơ quan Vũ trụ Hàng không Mỹ (NASA) cho biết bà từng nhìn thấy hình ảnh người đi bộ trên sao Hỏa năm 1979.
Mô phỏng thiết bị đổ bộ Viking trên bề mặt sao Hỏa. Ảnh: NASA
Người phụ nữ có tên Jackie gọi điện đến đài phát thanh Coast to Coast AM của Mỹ và tuyên bố từng là một nhân viên của NASA. Khi đang làm nhiệm vụ thu thập dữ liệu từ tàu đổ bộ Viking, bà nhìn thấy hai người mặc trang phục không gian đang bước đi trên bề mặt sao Hỏa qua video trực tiếp. Tàu Viking khi đó là phương tiện đầu tiên có khả năng gửi hình ảnh từ hành tinh Đỏ về Trái Đất.

Đồ bảo hộ của họ được mô tả là khá đặc biệt và không cồng kềnh như trang phục thông thường của phi hành gia. Họ xuất hiện từ phía chân trời và đi về con tàu đổ bộ. Jackie cùng 6 đồng nghiệp chạy đến văn phòng của NASA để báo cáo, nhưng cánh cửa đã đóng sập lại trước mặt họ.
"Chúng tôi chạy lên tầng, nhưng họ đóng cửa lại và che chắn rất kỹ để chúng tôi không nhìn thấy gì. Câu hỏi của tôi khi đó là, liệu họ có phải người của NASA hay không", Jackie nói.
Theo IB Times, tiết lộ của người phụ nữ này làm dấy lên các nghi ngờ về chương trình sao Hỏa bí mật mà NASA từng thực hiện. Không ai trong số những người chứng kiến cùng Jackie lên tiếng làm chứng cho việc này. Tuy nhiên, các trang web về vật thể bay không xác định (UFO) đã liên kết câu chuyện với một báo cáo về chương trình vũ trụ bí mật, bắt đầu khi con người đặt chân lên sao Hỏa năm 1968.
Một số ý kiến cho rằng chương trình này bị giấu kín vì nó ẩn chứa tai họa, trong khi NASA cùng chính phủ nhiều nước khác bí mật liên lạc với người ngoài hành tinh.
Xem thêm

Chuyên gia UFO tiết lộ ảnh "người ngoài hành tinh"

Một nhà nghiên cứu vật thể bay không xác định (UFO) khẳng định một cựu điệp viên Mỹ từng trao cho ông bức ảnh về xác sinh vật ngoài địa cầu

+