[Tết 2014] Những điều chưa biết về Tết Nguyên Đán

Tết là một ngày lễ đã quá quen thuộc đối với mọi người dân Việt Nam, thế nhưng có một số điều mà chưa hẳn ai cũng hiểu hết đâu nhé.
1. Tên gọi và thời điểm Tết Nguyên Đán
Tết cổ truyền của Việt Nam còn được biết đến với tên gọi là Tết Nguyên Đán. Tết là một cách gọi chại âm của từ “tiết” trong tiếng Trung, Nguyên nghĩa là “bắt đầu”, và Đán ý nói là “buổi sáng”.

Thời điểm được chọn làm Tết Nguyên Đán cũng thay đổi theo nhiều thời đại vua của Trung Quốc do quan niệm về ngày giờ “tạo thiên lập địa” khác nhau, từ tháng 11, 12 và cuối cùng là tháng 1.
2. Mua muối đầu năm cầu may

Phong tục này phổ biến ở các tỉnh miền Bắc, bởi mọi người cho rằng muối có vị mặn, sẽ làmcho tình cảm giữa các thành viên trong gia đình thêm mặn mà hơn. Ngoài ra, đây cũng là cách để cha mẹ nhắc nhở con cái nên học cách tiết kiệm “ăn dè, ăn nhịn” để tích góp. Khi mua muối sẽ thưỡng mua một bát đầy chứ không gạt ngang miệng muối.

3. Sự tích lì xì
Có câu chuyện cổ kể rằng ngày xưa ở Trung Quốc có một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm Giao thừa, thích xoa đầu trẻ con và khiến đứa trẻ đau đầu, sốt cao, làm các bậc cha mẹ không dám ngủ để canh phòng. Có cặp vợ chồng lớn tuổi mới sinh được mụn con trai. Tết năm ấy, có 8 vị tiên dạo qua nhà, biết trước cậu bé này sẽ gặp tai họa với yêu quái liền hóa thành 8 đồng tiền đồng, ngày đêm túc trực bên bé. Sau khi cậu bé ngủ say, hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói những đồng tiền này lại, đặt lên gối con rồi đi ngủ. Nửa đêm, con yêu quái xuất hiện, vừa giơ tay định xoa đầu đứa trẻ thì từ bên chiếc gối loé lên những tia vàng sáng rực khiến nó kinh hoàng bỏ chạy.

Tục lệ lì xì từ đó ra đời như một cách để đem lại may mắn cho trẻ nhỏ.
4. Miền Bắc chưng hoa đào, tại sao?
Tương truyền trong dân gian, trên vùng núi cao phía bắc mọc lên một cây hoa đào từ xa xưa. Cây đào này là nơi ở của 2 vị thần vô cùng tài giỏi. Mỗi khi ma quỷ quấy phá, 2 vị thần này luôn bảo vệ dân làng. Do đó, mỗi khi thấy cây đào, ma quỷ đều hoảng sợ bỏ chạy. Nhưng hàng năm cứ gần đến Tết, 2 vị thần này lại về trời gặp Ngọc Hoàng. Lo sợ lũ quỷ sẽ tìm đến quấy phá, dân làng lên rừng chặt những cành đào về chưng trong nhà vào Tết để phòng ma quỷ.

Ngoài ra, miền Bắc tin rằng màu đỏ của hoa đào sẽ đem lại may mắn cho cả năm.
5. Ngày Tết không quét nhà
Người Việt xem việc quét nhà vào ngày đầu năm là một việc cấm kị, bởi điều này có nghĩa là mình đang tự đuổi ông Thần Tài ra khỏi nhà. Ngoài ra, cũng có tục không cho lửa hay nước vào đầu năm vì lửa và nước tượng trưng cho sự tài lộc và thịnh vượng của cả gia đình.

6. Tết kéo dài 7 ngày
Ngày nay, số ngày nghỉ Tết tùy thuộc vào từng nơi và theo quy định của Nhà Nước. Tuy nhiên, thực tế trước đây Tết gồm 7 ngày. Theo truyền thuyết từ Trung Quốc, từ lúc khai thiên lập địa ngày đầu tiên có loài Gà, ngày thứ Chó xuất hiện, ngày thứ ba tạo ra Lợn, ngày thứ tư Dê đến, Trâu được sinh ra vào ngày thứ 5, ngày thứ sáuxuất hiện Ngựa và con Người có mặt vào ngày thứ bảy, đến ngày thứ tám thì có các loại ngũ cốc. Và đó là lí do Tết từ thời cổ đại kéo dài 7 ngày, và đến ngày thứ 8 thì mọi người quay lại với công việc cấy cầy.

7. Sao lại là “ăn Tết”?
Đối với mọi người, Tết là một ngày lễ đặc biệt vì đó là khi gia đình quây quần bên nhau, công việc được gác qua một bên. Cả năm trời có thể “ăn chắt mặc chiu”, nhưng đến Tết ai ai cũng xem trọng việc ăn ngon. Quan điểm ngày Tết phải ăn những món ngon nhất, mặc đồ đẹp nhất đã tạo nên khái niệm “ăn Tết”.

8. Cúng giao thừa trước nhà
Thời khắc giao thừa cũng chính là khi vị thần cai quan năm cũ bàn giao lại nhiệm vụ cho vị thần mới, vì vậy các gia đình thường bày biện mâm cỗ cúng để tỏ lòng biết ơn đối vì thần ấy đã đem lại no ấm cho mọi nhà, và cũng để chào đón vị thần mới. Tuy nhiên, do thời gian bàn giao không nhiều nên mâm cỗ thường được bày biện trước nhà để các vị thần có thể chứng giám lòng thành.

Các bạn còn biết thêm những điều thú vị nào khác về Tết không nào? Hãy cùng chia sẻ với sắc đẹp thế giới nhé.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

+